Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Góc tư vấn: Cần tim Công ty dịch thuật Đồng Nai uy tín để dịch hồ sơ

Hỏi: E cần tìm Công ty dịch thuật Đồng Nai uy tín để dịch tài liệu. Xin hỏi Ai bIết cho E tư vấn với ạ

Đáp: Bạn tham khảo dịch vụ của Công ty dịch thuật Đồng Nai nhé. Đây là đơn vị uy tín nhất tại Đồng Nai đó bạn

Công ty dịch thuật Đồng Nai tại 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai là đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch, hợp pháp lãnh sự

Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Đồng Nai: Với ưu thế lâu năm trong công tác tư vấn hồ sơ cho Khách hàng nước ngoài, Chúng tôi có văn phòng tại có văn phòng tại Đồng Nai và Chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành tại Thành phố Biên Hòa, Thị xã Long Khánh, Huyện Tân Phú, Huyện Định Quán, Huyện Xuân Lộc, Huyện Cẩm Mỹ, Huyện Thống Nhất, Huyện Trảng Bom, Huyện Vĩnh Cửu, Huyện Long Thành, Huyện Nhơn Trạch.

chuyên dịch thuật các dự án trọng điểm tại Đồng Nai có nguồn vốn Quốc tế như: ADB, WB, JICA … Các tập đoàn lớn đã và đang triển khai dự án tại các khu công nghiệp trọng điểm của Đồng Nai như: Khu Công Nghiệp Amata, Khu Công Nghiệp An Phước, Khu Công Nghiệp Bào Xéo,  Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2; Khu Công Nghiệp Dệt May Nhơn Trạch; Khu Công Nghiệp Định Quán; Khu Công Nghiệp Gò Dầu; Khu Công Nghiệp Hố Nai; Khu Công Nghiệp Long Khánh; Khu Công Nghiệp Long Thành; Khu Công Nghiệp Loteco; Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 1; Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2; Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 3; Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 5; Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 6; Khu Công Nghiệp Sông Mây; Khu Công Nghiệp Ông Kèo; Khu Công Nghiệp Tam Phước; Khu Công Nghiệp Tân Phú; Khu Công Nghiệp  Thạnh Phú; Khu Công Nghiệp Xuân Lộc; Khu Công Nghiệp Long Đức; Khu Công Nghiệp  Agtex Long Bình; Cụm CN Gỗ Tân Hòa; Cụm CN Long Bình; Cụm CN Thạnh Phú 1; Cụm CN Thạnh Phú 2; Cụm CN Dốc 47; Cụm CN Tam Phươc 1; Cụm CN Tam Phươc 2; Cụm CN Bình Sơn; Cụm CN  Vlxd An Phước; Cụm CN Lộc An; Cụm CN Tam An; Cụm CN Xã Phú Thạnh – Vĩnh Thanh; Cụm CN Phú Đông – Phước Khánh; Cụm CN Xã Tân Hạnh; Cụm CN Phường Tân Hòa; Cụm CN Xã Quang Trung; Cụm CN Thanh Bình; Cụm CN Hưng Thịnh; Cụm CN Vlxd Hố Nai 3; Cụm CN An Viễn; Cụm CN Sông Thao; Cụm CN Suối Tre 1; Cụm CN Bàu Trâm; Cụm CN Phú Bình; Cụm CN Bảo Vinh; Cụm CN Xuân Hưng; Cụm CN Suối Cát; Cụm CN Phú Vinh; Cụm CN Thị Trấn; Cụm CN Sông Dây 1; Cụm CN Sông Dây 2; Cụm CN Long Giao; Cụm CN Bảo Binh; Cụm CN Cọ Dầu 2Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Công ty Dịch thuật Sài Gòn cung cấp:

-Dịch thuật chuyển ngữ/ Phiên dịch chính xác hơn 80 ngôn ngữ/ thổ ngữ như: Dịch Tiếng Anh, Dịch tiếng Pháp, Dịch Tiếng Nga,Dịch Tiếng Đức,Dịch Tiếng Hungary,Dịch Tiếng Bulgaria, Dịch Tiếng Ukraina, Dịch Tiếng Ý, Dịch Tiếng Séc, Dịch Tiếng Trung, Dịch Tiếng Đài Loan, Dịch Tiếng Nhật, Dịch Tiếng Hàn, Dịch Tiếng Thái Lan, Dịch Tiếng Lào, Dịch Tiếng Malaysia, Dịch Tiếng Indonesia, Dịch Tiếng Myanma, Dịch Tiếng Tây Ban Nha, Dịch Tiếng Bồ Đào Nha,Dịch Tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Đan Mạch,Dịch Tiếng Phần Lan, Dịch Tiếng Hà Lan, Dịch Tiếng Nauy,Dịch Tiếng Arập, Dịch Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

-Dịch vụ phiên dịch luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24 giờ.

-Cung cấp dịch vụ/ tư vấn  Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán, các Sở Ngoại Vụ các tỉnh thảnh.

-Dịch thuật lấy nhanh trong ngày/ Công chứng lấy nhanh trong ngày.

-Dịch vụ cung cấp phiên dịch tại nước ngoài

Lĩnh vực dịch thuật mà Dịch Thuật Sài Gòn cung cấp

Dịch thuật tài liệu chuyên  ngành quảng cáo / marketing / truyền thông

•    Dịch thuật tờ rơi, email marketing, bài PR truyền thông

•    Dịch thuật nội dung marketing, nhãn mác, nhãn sản phẩm chuyên biệt

•    Dịch thuật website công ty đa ngữ

•    Dịch thuật hồ sơ doanh nghiệp, dịch brochure tiếp thị, dịch catalog giới thiệu

•    Dịch thuật báo cáo phân tích thị trường

Biên dịch tài liệu chuyên ngành ngành pháp luật

•    Dịch hợp đồng kinh tế

•    Biên dịch điều lệ, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư

•    Dịch thuật văn bản luật, nghị định, thông tư nghị định

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành ngành kỹ thuật

•    Dịch thuật bản vẽ kỹ thuật, bằng sáng chế , dịch tài liệu kỹ thuật chuyên môn sâu

•    Biên dịch báo cáo kỹ thuật, giao diện người dùng (user interface)

•    Dịch thuật hướng dẫn bảo trì, hướng dẫn kỹ thuật, dịch thuật user manual

•    Biên dịch tài liệu đào tạo

•    Dịch hồ sơ mời thầu (Request for quote), dịch hồ sơ mời thầu thầu, đấu thầu, bỏ thầu

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành tài chính / kế toán / ngân hàng

•    Biên dịch thuật báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán báo cáo thuế, dịch thuật hợp đồng kinh tế, ngân hàng

•    Dịch thuật bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

•    Dịch thuật tờ khai thuế, quyết toán thuế

•    Biên dịch báo cáo chuyển giá, báo cáo định giá tài sản, báo cáo phân tích đầu tư

•    Biên dịch báo cáo tiền khả thi dự án

Dịch phim / Dịch thuật phụ đề / Lồng tiếng /Subtittle

•    Chèn phụ đề video clip giới thiệu sản phẩm, video giới thiệu công ty

•    Tạo phụ đề video training, video clip hướng dẫn vận hành

•    Chèn phụ đề phim điện ảnh, phim truyền hình, phim bộ, phim tài liệu

•    Lồng tiếng TVC giới thiệu sản phẩm, video giới thiệu công ty

•    Thu âm video clip training, video clip hướng dẫn vận hành

•    Thuyết minh phim điện ảnh, phim truyền hình, phim bộ, phim tài liệu

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành y học, y khoa, y tế, thuốc, biệt dược

•    Dịch tài liệu chuyên ngành Công nghệ thông tin

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Y dược, y học, y khoa

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Dược phẩm, hóa chất

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí, ô tô

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Kỹ thuật công trình xây dựng

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Dầu khí, năng lượng

•    Dịch tiếng tài liệu chuyên Viễn thông

•    Biên dịch tài liệu chuyên ngành Điện, điện tử

Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Dịch thuật Đồng Nai

Địa chỉ: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: Mr. Khương CEO: 0947.688.883 – Mr. Hùng 0963 918438

Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM bị phê bình

Tối 28/3, thường trực UBND thành phố ra văn bản phê bình nghiêm khắc Sở Tài nguyên và Môi trường vì ban hành công văn "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống Covid-19 của thành phố. Sở này được yêu cầu kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND thành phố trong tối nay.

UBND thành phố cho biết không có chủ trương, không chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành các nội dung theo công văn "báo cáo công suất hoả táng". Công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Thành phố có 44 ca nhiễm, trong đó 3 người đã xuất viện, sức khoẻ ổn định và không có trường hợp tử vong.

Công văn do Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký ngày 26/3, đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố; Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành; Công ty Cổ phần đầu tư Long Cơ báo cáo công suất hoả táng tối đa trong trường hợp vận hành liên tục; quy trình tiếp nhận và giải pháp cách ly tối đa để không ảnh hưởng đến con người và các khu vực xung quanh.

Việc này nhằm ứng phó tình hình phòng chống dịch bệnh, song công văn còn viết "đặc biệt với tình huống cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong".

Văn bản này sau đó được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận trong bối cảnh Covid-19 đang phức tạp. Ngày 27/3, Sở Tài Nguyên và Môi trường thu hồi công văn này.

Tại buổi họp báo chiều nay, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận, văn bản gửi các đơn vị hoả táng có một số nội dung không phù hợp, không rõ, gây ảnh hưởng đến dư luận. Khi nhận được phản ánh, Sở đã thu hồi văn bản.

"Với tư cách là người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường, dịch công chứng tôi xin nhận trách nhiệm vì đã gây ảnh hưởng tới người dân, các cấp các ngành đang chung tay chống dịch", ông Thắng nói.

Hữu Công

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục - VnExpress
×
Chủ nhật, 29/3/2020, 01:37 (GMT+7)

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

James B. Stewart, nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu đã sống sót, thậm chí giàu lên qua 4 lần thị trường sập, lại không chuẩn bị được gì cho lần này.

James B. Stewart là cây bút bình luận trên New York Times. Ông hiện là giáo sư báo chí kinh doanh tại Đại học Columbia (Mỹ) và đã viết 9 cuốn sách. Năm 1988, ông được trao giải Pulitzer về báo chí giải thích.

Stewart còn là nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm. Trên New York Times, ông đã kể lại kinh nghiệm và bài học của mình từ khi mới đầu tư đến thời điểm đại dịch bùng phát:

James B. Stewart đã có 40 năm đầu tư chứng khoán.

Sáng thứ năm ngày 19/3, bốn tuần sau khi Covid-19 quét qua Mỹ, Dow Jones mất 700 điểm ngay khi mở cửa. Phiên trước đó, nó đã giảm về dưới mốc 20.000 điểm. Chỉ số này đã mất 30% trong một tháng - mạnh nhất lịch sử, thậm chí còn tệ hơn hồi Đại Suy thoái.

Mức giảm thật kinh khủng. Tuy nhiên, tôi biết rằng đây là thời điểm để mua vào, theo quy tắc mà tôi đã tích luỹ qua nhiều thập kỷ đầu tư. Nhưng khi mở máy và đăng nhập vào tài khoản của mình, cái đầu tiên tôi nhìn thấy là giá trị danh mục hiện tại.

Sống trong một căn nhà ở vùng nông thôn New York, đã nhiều ngày qua tôi không vào tài khoản. Giờ tôi chẳng muốn nhìn thấy nó nữa.

Tôi quyết định tốt hơn hết là đi xem dự báo thời tiết. Cũng còn nhiều email phải đọc nữa. Nhưng một tiếng trôi qua, tôi chẳng làm gì cả. Tôi thấy toàn thân mình tê liệt.

Tôi đã đầu tư cổ phiếu gần 40 năm, đã vượt qua và thậm chí giàu lên sau 4 lần thị trường sập. Đáng lẽ, tôi phải chuẩn bị tốt cho lần này rồi. Tuy nhiên, nhìn lại vài tuần qua, tôi nhận ra mình đã vi phạm hầu hết các quy tắc đã được kiểm chứng của chính mình. Khi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn, tôi mắc kẹt giữa tâm lý lạc quan và tuyệt vọng. Tôi đã để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Kinh nghiệm đầu đời

Mùa hè năm 1982, với sự ủng hộ của cha, tôi lần đầu tiên đầu tư vào một quỹ tương hỗ ngay khi tiết kiệm đủ tiền. Hóa ra, 1982 là một năm tuyệt vời. Nhiều năm sau, thị trường tăng đều. Tôi thích tìm kiếm kết quả quỹ tương hỗ của mình trong các bản tin chứng khoán. Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tăng gấp 3 lần.

Ngày 19/10/1987, tôi đến thăm anh trai đang học ở Pháp. Khi rời khách sạn ở Strasbourg sáng hôm sau, tôi chợt nhìn thấy trên trang nhất một tờ báo là dòng tít Dow Jones mất 23 gì đó. Tôi thắc mắc khi tin về thị trường chứng khoán Mỹ lại được đăng trên báo Pháp. Ghé mắt nhìn kỹ hơn, tôi thấy số 23%.

Dow đã mất 508 điểm trong một ngày - mức giảm tồi tệ nhất khi đó.

Các nhà môi giới hoảng tại tại Sàn New York ngày 19/10/1987. Ảnh: AP

Tôi cảm thấy cần phải cứu vãn những gì còn lại của khoản tiết kiệm bằng cách đặt lệnh bán. Nhưng tôi đang ở quá xa và không cách nào là phải tiếp tục ôm. Khi trở lại Mỹ, thị trường ổn định lại. Nhưng trong một lần lao dốc sau đó, tôi đã bán toàn bộ khoản đầu tư của mình. Đến tháng 9/1989, thị trường phục hồi hoàn toàn. Tôi chờ đợi trong vô vọng để có thời cơ tốt rót tiền.

Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ giao dịch trong hoảng loạn. Tôi đưa ra một quy tắc: không bao giờ bán vào ngày giảm điểm và không bao giờ mua vào ngày tăng điểm. Quy tắc này giúp tôi thành công trong thập kỷ tiếp theo, khi thị trường tăng trưởng kỷ lục, nhờ sự bùng nổ công nghệ.

Dần dần, tôi hoàn thiện thêm chiến lược của mình. Theo đó, tôi sẽ mua vào mỗi lần thị trường điều chỉnh (giảm 10% so với đỉnh gần nhất). Rồi tôi lại tiếp tục mua thêm mỗi lần giảm 10% sau đó. Bằng cách này, tôi sẽ không bao giờ phải mua ở giá đỉnh.

Kiếm lời năm 2008

Tôi đã áp dụng quy tắc này vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tháng 10 năm đó, khi thị trường đua nhau bán tháo và những người khác khoe khoang rằng mình đã đoán trước điều này để rút chân, tôi tự tin nói mình đang mua vào.

Tất nhiên, giai đoạn đầu cũng không hoàn hảo, vì thị trường có đến 5 lần giảm 10%, với lần cuối là vào tháng 3/2009. Tôi khá ngớ ngẩn khi mua vào trong lần điều chỉnh đầu tiên, vì thị trường sau đó còn giảm thêm 40%. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn thu lời từ những lần mua đầu đó, vì thị trường sau này tăng kỷ lục.

Năm 2009, tôi chẳng phải lo lắng chuyện tham gia lại thị trường. Vì tôi đã ở đó rồi.

Tự tin với Covid-19

Kể từ đó, thị trường chỉ có thêm 5 lần điều chỉnh. Mỗi lần là một cơ hội mua vào cho tôi. Lần giảm 10% cuối cùng là cuối năm 2018. Sau đó, khi tài khoản dần phình lên, tôi tự hỏi bao giờ thị trường mới bán tháo để có thêm cơ hội béo bở nữa. Tôi dần trở nên mất kiên nhẫn. Đến ngày 19/2/2020, S&P 500 thậm chí đóng cửa ở mức cao kỷ lục.

Khi đó, không ai nghĩ đến việc thị trường rơi vào vùng giá xuống, hay Mỹ tiến gần đến suy thoái, dù cổ phiếu đang được định giá cao kỷ lục và Covid-19 bắt đầu lan rộng.

Rồi chỉ một tuần sau, thị trường bắt đầu giảm. Ban đầu chậm, rồi từ từ tăng tốc. Đến ngày 25/2, S&P 500 giảm 7,6% so với đỉnh gần nhất.

Đường phố vắng vẻ ở Via Manzoni (Milan, Italy) vì đại dịch. Ảnh: NYT

Từ góc độ tài chính, tôi không lo lắng về virus. Dịch đã chững lại ở Trung Quốc. Có một vài trường hợp ở Mỹ, hầu hết trong một viện dưỡng lão ở Washington. Mọi người đều nói rằng nước Mỹ có hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, chất lượng không khí tốt hơn và phương tiện hiệu quả hơn để ngăn chặn lây lan so với Trung Quốc.

Là một nhà đầu tư, tôi đã sống qua nhiều dịch bệnh do virus gây ra. SARS, MERS, tả lợn châu Phi, Ebola đều không có tác động rõ rệt đối với chứng khoán Mỹ. Ngay cả đại dịch AIDS tàn khốc cũng ít ảnh hưởng.

Vì vậy, ngày 25/2, tôi đổ tiền vào một quỹ đầu tư theo chỉ số, bỏ qua quy tắc chỉ mua khi thị trường điều chỉnh, do quá háo hức muốn tận dụng cơ hội thoáng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu hôm sau giảm thêm một chút. Đến 27/2, S&P giảm gần 5%.

Sau đó, mức điều chỉnh lớn nhất được ghi nhận là giảm 12% so với mức đỉnh tuần trước, trong lúc Covid-19 đã lan rộng toàn cầu, gồm cả Mỹ. Tôi nhận ra rằng mình nên chờ đợi. Tôi cảm thấy ngu ngốc và tội lỗi vì vi phạm quy tắc của tôi. Tôi thề sẽ không làm điều đó một lần nữa.

Điều tồi tệ đến

Vào thứ hai tuần sau đó, S&P tăng gần 5% nhờ tin đồn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất. Nhưng đà tăng rất ngắn ngủi. Đến cuối tuần, S&P đã xóa sạch mức tăng đạt được đầu tuần. Dù lo lắng, tôi lại không phải là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Tôi cho rằng cổ phiếu đã định giá rủi ro rồi. Những gì tôi đã biết là thị trường đang điều chỉnh sâu và cần mua thêm.

Tôi có thể còn mua vào sớm hơn, nhưng quyết định tuân thủ đúng quy tắc xưa nay của mình. Nhưng vào thời điểm bất ổn tăng vọt trên nhiều khía cạnh, tôi cảm thấy như mình đang chịu trách nhiệm cho số phận của bản thân vậy. Ban đầu, tôi cảm thấy khá tốt như thể đang chớp được cơ hội. Nhưng cuối cùng lại thành ra lo lắng không yên.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 3, tin tức đại dịch ở Italy dồn dập. Những gì dường như là mối đe dọa xa xôi giờ đã có vẻ đến rất gần. Tình hình còn tệ hơn khi Nga và Saudi Arabia quyết định lao vào cuộc chiến giá dầu trong lúc nhu cầu đang giảm mạnh. Giá dầu rơi tự do làm ngành năng lượng khốn đốn.

Tôi dự đoán thị trường sẽ có một ngày thứ hai tồi tệ, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn tôi hình dung. S&P đã đóng cửa ngày hôm đó (9/3) với mức giảm 7% - lớn nhất kể từ "Thứ hai Đen tối" năm 1987.

Tôi bị sốc. Cổ phiếu đã giảm nhiều hơn so với mức trung bình của thị trường Mỹ. Quỹ chỉ số chứng khoán quốc tế của tôi đã giảm 20% so dịch công chứng với mức đỉnh tháng 2 và quỹ thị trường mới nổi đã mất một phần tư giá trị.

Tôi nghĩ lại về trải nghiệm của mình 33 năm trước, về cảm giác hoảng hốt ở Strasbourg. Tôi cố nhắc nhở bản thân rằng sự biến động là ngắn hạn, quỹ đạo dài hạn của thị trường là luôn luôn tăng. Khi thị trường đi xuống, đó là lúc mua thêm cổ phiếu.

Chỉ số DJIA giảm 10% phiên 12/3 trên sàn New York. Ảnh: Reuters

Vào thứ năm (12/3), sau khi Tổng thống Trump cấm hầu hết các chuyến bay giữa Mỹ và châu Âu, còn các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu đóng cửa, cuộc "tàn sát" trên thị trường chứng khoán thậm chí còn tồi tệ hơn thứ hai. S&P mất 10%, khiến mức giảm so với đỉnh lên 27%.

Theo quy tắc của riêng tôi, đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi không còn nhận ra nữa. Tôi đang bận hủy một kỳ nghỉ vào tuần tới ở Quần đảo Virgin. Tôi bắt đầu suy nghĩ về viễn cảnh cô lập của chính mình, điều mà thậm chí vài ngày trước đó dường như không thể tưởng tượng được.

Tồi tệ hơn, một người bạn ở Tây Ban Nha 40 tuổi khỏe mạnh mà tôi vừa đến thăm vào tháng 11/2019, đã bị bệnh nặng vì Covid-19. Anh ta hôn mê trong bệnh viện Madrid. Tôi lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh, không còn tâm trí nghĩ về thị trường chứng khoán hoặc tài sản đang giảm nhanh chóng của mình.

Biến động kỷ lục

Vài ngày sau, thêm 2 người bạn của tôi nhiễm bệnh. Chiến lược giao dịch của tôi không cứng nhắc, mà dựa trên sự hợp lý. Vài ngày sau, khi đang đi bộ dọc một con đường quê, tôi nghĩ mình đã hết lý do để "án binh bất động". Tôi biết rằng nên mua tiếp khi S&P vẫn đang thấp hơn 20% so với đỉnh gần nhất.

Nhưng thị trường biến động hơn những gì tôi đã từng trải qua. S&P ghi nhận thêm một kỷ lục mới - chuỗi 7 ngày liên tục biến động từ 4% trở lên.

Thứ sáu ngày 13/3, thị trường chứng khoán tăng điểm vào cuối phiên, khi ông Trump hứa sẽ có các biện pháp mới để ngăn chặn dịch bệnh và thúc đẩy nền kinh tế. S&P 500 đóng cửa gần như chính xác ở mức dưới đỉnh 20%. Tôi vẫn không làm gì cả.

Biến động mạnh vẫn tiếp tục. Vào thứ hai sau đó, thị trường sụp đổ, xóa bỏ tất cả mức tăng của ngày 13/3. Dow Jones giảm xuống dưới mốc 20.000 lần đầu tiên sau ba năm. Thị trường đã giảm 30% và đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi vẫn không hành động.

Ngày hôm sau, thị trường chứng khoán quay đầu tăng. Tôi cảm thấy bị cám dỗ với ý nghĩ mua vào, bởi ám ảnh rằng điều tồi tệ nhất có thể đã đi qua. Tôi lo lắng mình đã bỏ lỡ cơ hội bắt đáy và một lần nữa thất bại với chiến lược của bản thân. Nhưng cơ hội ở mốc giảm 30% so với đỉnh gần nhất không còn, và tôi tự nhắc lại quy tắc không mua trong ngày tăng.

Hôm sau, nhiều tin tốt xuất hiện, nhất là dịch ở Trung Quốc đã lắng xuống. Tuy nhiên, thị trường vẫn đỏ trong phiên sáng, một lần nữa kích hoạt mục tiêu mua ở mốc 30% của tôi. Lần này, sau một lúc do dự, tôi hành động.

Tôi không hưng phấn, nhưng cảm thấy tốt hơn những ngày qua. Tôi đã tập trung sự can đảm để đối mặt với sự thật. Tôi đã hành động theo kế hoạch. Sự tự tin của tôi vẫn duy trì qua ngày hôm sau, với một phiên giảm điểm nữa.

Tâm lý dao động

Tôi kể lại cuộc đấu tranh nội tâm về chuyện đầu tư gần đây cho Frank Murtha, một lãnh đạo tại hãng tư vấn MarketPysch kiêm chuyên gia về tài chính hành vi. Ông nói trường hợp của tôi không bất thường, ngay cả trong các nhà đầu tư dày dạn.

Ông ấy giải thích sự miễn cưỡng xem xét danh mục đầu tư những ngày qua là tâm lý phổ biến. "Thấy mình mất tiền tất nhiên là đau đớn", Frank Murtha nói. "Nó không chỉ là việc bạn nghèo hơn, mà bạn còn thấy xấu hổ, dại dột, như làm hỏng việc vậy. Một trong những điều khó khăn nhất là tách riêng chuyện tiền nong ra khỏi bản ngã của mình", ông nói.

Frank Murtha tiếp can đảm cho tôi đối mặt cảm xúc mua vào. "Không có gì làm giảm sự lo lắng hơn là hành động. Bạn có thể thực hiện những hành động nhỏ, giải quyết nhu cầu cảm xúc mà không khiến tài chính của mình gặp rủi ro không đáng có", ông khuyên.

Vị chuyên gia nói với tôi, cổ phiếu là một trong số ít tài sản mà người ta sẽ cảm thấy khó chấp nhận mua hơn khi nó rẻ hơn. Bởi lẽ, mọi quyết định mua nó đều gắn với những yếu tố tiêu cực. Chính Frank Murtha cũng từng sợ hãi vào năm 2009.

Ít nhất tôi cũng đã không phạm lỗi nghiêm trọng nhất mà ông ta cảnh báo, đó là bán tháo khi thị trường giảm mạnh, vì đó là lúc mọi người sẽ thực sự bị tổn thương. "Sau khi bán ra, đòn bẩy cảm xúc sẽ chống lại bạn. Nếu thị trường giảm hơn nữa, nó sẽ tô đậm nỗi sợ hãi của bạn. Nếu nó tăng trở lại, bạn sẽ không muốn mua sau khi vừa bán. Sau đó, tâm lý sẽ càng tệ hơn. Mọi người không nhận ra sẽ khó khăn thế nào để lấy lại tâm lý", Frank Murtha giải thích.

Chưa thể phấn chấn

Không có gì tôi từng trải qua đủ để giúp tôi sẵn sàng cho tốc độ sụp đổ của thị trường ngày nay. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2000, thị trường ở trong vùng giá xuống đến tháng 10/2002, tức hai năm rưỡi. Thị trường giá xuống gần đây nhất bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài 17 tháng. Không ai biết lần này sẽ kéo dài bao lâu.

Tôi tự nhủ: Ở lần rơi vào vùng giá xuống gần nhất, S&P chưa bao giờ giảm hơn 50% so với mức đỉnh 2007. Trong Đại suy thoái - thị trường giá xuống tệ nhất từ trước đến nay, S&P giảm 86%. Nhưng có lẽ nó không bao giờ chạm mốc 0. Và sau những đợt giảm giá mạnh đó, thị trường không những phục hồi mà cuối cùng còn đạt mức tăng kỷ lục.

Tuần này tôi nhận được một số tin tốt. Bạn tôi ở Tây Ban Nha tỉnh lại từ hôn mê. Các bác sĩ nói rằng ông ấy sẽ phục hồi chậm, nhưng họ vẫn lạc quan. Vào thứ ba (24/3), thị trường tăng vọt, tiếp nối là hai phiên tăng nữa.

Tuy nhiên, tôi không cảm thấy phấn chấn. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ có những phiên tăng mạnh giữa lúc thị trường đang có xu hướng giảm tệ nhất. Bây giờ, mục tiêu tiếp theo của tôi là mua vào khi S&P giảm 40% so với mức đỉnh.

Phiên An (theo The New York Times)

Bạo lực gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa

Cảnh sát tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ 47 lên 162 vụ. "Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến bạo lực gia đình. Theo thống kê của chúng tôi, 90% nguyên nhân của bạo lực (trong giai đoạn này) có liên quan đến dịch Covid-19", ông Wan Fei, một sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu, người sáng lập chiến dịch từ thiện chống bạo hành gia đình, cho hay.

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Ở Brazil, tình trạng này cũng tương tự. Theo đài phát thanh Globo, một trung tâm tình thương đã tiếp nhận tin báo về bạo hành gia đình tăng vọt trong các khu cách ly để ngăn Covid-19. "Chúng tôi nghĩ có sự gia tăng 40% hoặc 50% số vụ. Chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết khó khăn này", Adriana Mello, một thẩm phán ở Rio de Janeiro chuyên về bạo lực gia đình, cho biết.

Chính quyền vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha cũng thông báo các cuộc gọi tới đường dây của họ tăng 20% trong vài ngày đầu kể từ khi lệnh phong tỏa được áp đặt. Tại Síp, các vụ ngược đãi được báo qua đường dây nóng tương tự tăng 30% trong tuần sau ngày 9/3, khi quốc đảo xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. "Số vụ gia tăng mạnh mẽ. Đường dây trợ giúp 24/24 của chúng tôi lúc nào cũng có cuộc gọi đến", Annita Draka, Hiệp hội phòng chống bạo lực gia đình có trụ sở tại Nicosia, thủ đô của Sip, cho biết.

Những con số đáng báo động trên mới chỉ ghi được những trường hợp phụ nữ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhiều người không thể thực hiện cuộc gọi vì họ sợ hoặc bị ngăn cản.

Ở Italy, các cuộc gọi tới đường dây trợ giúp giảm mạnh, nhưng nhiều tin nhắn và email có nội dung rất tuyệt vọng. "Một người phụ nữ phải tự nhốt mình trong phòng tắm để nhắn tin cầu cứu", Lella Palladino, chủ tịch của DiRe, mạng lưới chống bạo hành phụ nữ, nói và cho biết thêm nhiều người tuyệt vọng hơn khi không thể chạy ra ngoài. Palladino dự đoán sẽ có "sự gia tăng bùng nổ" số vụ lạm dụng được báo cáo khi các hạn chế đi lại được nới lỏng.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Chính quyền ở nhiều quốc gia đã nhận ra vấn đề và họ cũng có những phản ứng đầu tiên. Ở Tây Ban Nha - nơi lệnh phong tỏa vô cùng nghiêm ngặt và nhiều người đang bị phạt vì vi phạm - chính phủ thông báo sẽ không áp dụng lệnh cấm với những người phụ nữ phải ra khỏi nhà để báo cáo hoặc trốn chạy bạo lực gia đình.

Nhưng từng đó là chưa đủ. Ngày 19/3, nước này đã chứng kiến vụ án mạng liên quan đến bạo lực gia đình đầu tiên kể từ khi có lệnh phong tỏa. Một người phụ nữ bị chồng sát hại trước mặt con cái ở tỉnh ven biển Valencia.

Các nhà hoạt động cho biết mối đe dọa gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em là "tác dụng phụ" có thể dự đoán được của lệnh phong tỏa. "Tình trạng này xảy ra trong mọi cuộc khủng hoảng. Những gì chúng tôi lo lắng là tỷ lệ bạo lực đang gia tăng trong khi các dịch vụ trợ giúp phụ nữ hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ này suy giảm. Đây là một thử thách thực sự", Marcy Hersh, một quản lý cấp cao về vận động nhân đạo tại Women Delivery – một tổ chức bảo vệ phụ nữ, cho biết.

Nhiều quốc gia xuất hiện những lời kêu gọi thay đổi chính sách hoặc pháp lý để giảm nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi trong khu vực cách ly.

Ở Anh, Mandu Reid, lãnh đạo đảng Bình đẳng Phụ nữ, kêu gọi cảnh sát đuổi những kẻ bạo hành ra khỏi nhà trong thời gian phong tỏa.

Một công tố viên ở Trento, Italy, ra quy định trong các tình huống bạo lực gia đình, kẻ bạo hành phải rời khỏi gia đình chứ không phải nạn nhân. Tổng liên đoàn Lao động (CGIL) đã hoan nghênh quyết định trên.

"Mọi người đều thấy khó khăn khi phải ở yên trong nhà vì Covid-19, nhưng nó trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các nữ nạn nhân của bạo lực", CGIL cho hay.

Tại Đức, chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh ở Quốc hội Đức, bà Katrin Göring-Eckardt kêu gọi chính phủ cung cấp những nơi ở an toàn cho họ. "Không gian trong các ngôi nhà an toàn cho phụ nữ bị thiếu thốn ngay cả trong thời điểm bình thường", bà nói với truyền thông Đức và kêu gọi các nhà chức trách xem xét chuyển đổi các khách sạn và nhà khách trống làm nơi trú ẩn cho những phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời bà đề xuất bỏ quy định cấm rời nhà cho những phụ nữ dễ bị tổn thương.

Phó chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh, Katja Dörner, đề xuất thực hiện các chuyến kiểm tra thường xuyên những trường hợp có nghi ngờ trẻ em bị ngược đãi, bất chấp các quy tắc cấm tiếp xúc.

Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh, một trong những nơi có tình trạng bạo lực tệ nhất ở Ấn Độ, đã cung cấp đường dây nóng trợ giúp khi số vụ gia tăng.

"Chặn nCoV, không phải chặn tiếng nói của bạn", một biểu ngữ trên trang nhất một tờ báo cho hay. Cảnh sát hứa sẽ xử lý từng trường hợp và dịch công chứng cảnh sát có thể bắt giữ thủ phạm của bất kỳ hành vi bạo lực nào.

Maria Syrengela, người đứng đầu cơ quan chính sách gia đình và bình đẳng giới của Hy Lạp, cho biết họ nhận ra được bạo lực gia đình là vấn đề thường xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng nên đang nỗ lực để ngăn chặn.

"Một khi số liệu chính thức được công bố vào tuần tới và chúng tôi biết quy mô thực sự của vấn đề, chúng tôi sẽ tận dụng các kênh truyền hình cũng như phương tiện truyền thông xã hội và báo chí chính thống. Tôi chắc chắn tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng sẽ khiến tình trạng này (bạo lực gia đình) trở nên tồi tệ hơn", bà nói.

Ánh Dương (Theo The Guardian)

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

3 màn cameo "cười muốn xỉu" của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: "Hớp hồn" cả nam chính lẫn nữ chính

Lê Hấp Đường Phèn với sự tham gia diễn xuất của cặp đôi Ngô Thiến Trương Tân Thành đang là phim tình cảm Biên phiên dịch học đường hot nhất thời gian gần đây. Phim kể về mối tình oan gia ngọt ngào giữa thiếu nữ trượt băng tốc độ Đường Tuyết (Ngô Thiến) và nam thần khúc côn cầu trên băng Lê Ngữ Băng (Trương Tân Thành). Một điều thú vị là Lê Hấp Đường Phèn do ekip Hương Mật Tựa Khói Sương sản xuất, nên đã mời được sự góp mặt của nam diễn viên Đặng Luân .

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 1.

Đặng Luân xuất hiện ngay tập 1 trong vai Tử Phong - một đàn anh trong đội khúc côn cầu mà Lê Ngữ Băng cực kì hâm mộ. Tử Phong phiên âm là Xu Feng, đồng âm khác nghĩa với từ Húc Phượng - tên nhân vật Đặng Luân thủ vai trong Hương Mật Tựa Khói Sương. Nếu trong Hương Mật Tựa Khói Sương, Đặng Luân là Hỏa thần thì trong Lê Hấp Đường Phèn anh là "Băng thần" vì có kĩ năng thi đấu trên băng rất đáng nể.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 2.

Đặng Luân trong trang phục tuyển thủ khúc côn cầu

Lê Ngữ Băng ngỡ ngàng khi nhìn thấy thần tượng

Tử Phong khen ngợi kĩ năng của Lê Ngữ Băng và động viên anh chàng thi đấu tốt

Nụ cười hớp hồn của Đặng Luân

Không dừng lại ở đó, bộ phim Hương Mật Tựa Khói Sương còn được nhắc đến nhiều trong Lê Hấp Đường Phèn. Ở tập 9, Lê Ngữ Băng dẫn Đường Tuyết đi hát karaoke để giải tỏa căng thẳng. Cô đã tra tấn lỗ tai Lê Ngữ Băng khi thể hiện hai ca khúc nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương - Tay Trái Chỉ Trăng và Bất Nhiễm.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 8.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 9.

Đường Tuyết trổ tài hát nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương

Ở tập 12, Đường Tuyết cùng Dụ Ngôn (Chu Lịch Kiệt) đến nhà ăn thì gặp ông chủ đang "cày" Hương Mật Tựa Khói Sương. Hai người ngay lập tức trao đổi về nội dung của bộ phim vì cùng là fan ruột. Ông chủ còn cho biết mình đã cày phim 5 lần, lần nào đến cảnh Húc Phượng bị đâm cũng khóc vì phim quá ngược.

Trích đoạn Lê Hấp Đường Phèn tập 12

Lê Hấp Đường Phèn dài tận 40 tập nên có thể đây chưa phải là những phân đoạn cameo cuối cùng của Đặng Luân trong phim. Liệu chúng ta có được nhìn thấy tuyển thủ Tử Phong trượt băng không?

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 11.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 12.

Lê Hấp Đường Phèn chiếu từ thứ 2 đến chủ nhật mỗi ngày 2 tập, riêng thứ 7 chiếu 1 tập. Phim phát sóng lúc 19h30 trên đài Chiết Giang và Giang Tô, 22h trên Youku.

Thăm dò ý kiến

Bạn có muốn xem Lê Hấp Đường Phèn?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện Biên phiên dịch hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.

Nhầm tên trường trong bài kiểm tra, nữ sinh bị cô giáo thả một câu nhẹ nhàng nhưng đủ toát mồ hôi hột

Cho dù cả ngày chỉ mỗi việc ăn với học (theo lời nói phụ huynh) nhưng học sinh không tránh khỏi tình trạng "15 phút ngáo ngơ". Đến trường thì có hôm lại quên sách vở, bút thước; giáo viên dặn hoàn thành bài tập về nhà thì quên không nhớ để làm... Đến khi cần đụng đến mới tá hỏa chữa cháy.

Thế nhưng có những việc phát hiện kịp thời còn có cơ hội sửa sai. Ngược lại, có những việc làm rồi thì bước không được mà lùi cũng không xong. Ví dụ như sự cố của cô nàng dưới đây.

Theo thông tin chia sẻ, nữ sinh này có tên N.T.D.L, đang học lớp 10. Mới đây, trong bài kiểm tra Ngữ Văn của mình, D.L đã ghi luôn tên trường là THCS Phú Xuân thay vì là THPT. Mặc dù viết nhầm to đùng đoàng là thế nhưng D.L vẫn không phát hiện ra mà nộp bài thản nhiên rồi ung dung chờ kết quả.

Nhầm nhọt cả tên trường trong bài kiểm tra, nữ sinh lớp 10 bị cô giáo thả một câu nhẹ nhàng nhưng cũng đủ toát mồ hôi hột - Ảnh 1.

Bài kiểm tra ghi sai tên trường.

"Đến hẹn lại lên", sau khi nhận bài về, D.L nhận được bài kiểm tra với con 8 đỏ chót. Nhưng trên đầu tờ giấy có kèm dòng chữ vô cùng thân thương của cô: " Vẫn nhớ về trường xưa thế này, các thầy cô cấp THCS phải giữ lại".

Sau khi hình ảnh được chia sẻ, rất nhiều bạn trẻ hồi tưởng và háo hức bình luận. Bất ngờ là không chỉ có nữ sinh này nhầm mà có rất nhiều người cũng chung tình trạng tương tự.

"Hồi lớp 10, làm bài kiểm tra 15 hay 45 phút thì tớ đều phải bỏ ra 2-3 phút gì đấy để đấu tranh tư tưởng không ghi nhầm THCS".

"Chung họ Phan nên thay vì ghi tên trường THPT Phan Việt Thống thì mình ghi sang THPT Phan Thanh Đạt là tên mình. Ngáo thật sự".

"Năm vừa rồi mình học lớp 11 có thi cuộc thi hát tiếng hát mừng xuân. Lúc giới thiệu thì nói là học sinh của trường THCS... chứ".

"Hồi là học sinh thì cứ đầu năm lại ghi nhầm tên lớp vào tờ kiểm tra. Lên đại học thì 4 năm đều 1 tên lớp nên khỏe re luôn".

"Đây tớ lên cấp 3 nhưng vẫn viết tên trường cấp 2 nên cô giáo sinh thẳng tay trừ 1 điểm luôn".

Bên cạnh đó cũng có bạn hài hước bày tỏ: "Văn được 8 điểm thì cho học bổng học đại học luôn chứ giữ lại THCS làm gì cô ơi. Hồi đi học em dịch công chứng chỉ mong điểm Văn em trên 4 điểm thôi".

Hay người khác tỏ ra nguy hiểm lý giải: "Thật ra đây là giấy kiểm tra hồi cấp 2. Lỡ viết sẵn tên trường nhưng chưa dùng hết nên cố dùng nốt".

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Người sống ở nơi 'an toàn nhất' thế giới

Morandi, cựu giáo viên người Italy 81 tuổi, đã đến đảo Budelli, ngoài khơi đảo Sardinia một cách tình cờ khi cố gắng đi thuyền từ Italy đến Polynesia ở trung Thái Bình Dương 31 năm trước. Ông yêu dòng nước trong vắt, rạn san hô cùng hoàng hôn tuyệt đẹp tại đây và quyết định ở lại. Morandi tiếp quản hòn đảo từ người trông coi trước đó.

Người sống ở nơi an toàn nhất thế giới

.Mauro Morandi ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi.

Morandi được mệnh danh là Robinson Crusoe của Italy. Dù vậy, ông vẫn cập nhật tin tức về thế giới bên ngoài. Ông biết rằng Italy đã phong tỏa toàn quốc khi Covid-19 diễn biến nghiêm trọng ở nước này với hơn 47.000 người nhiễm, hơn 4.000 người chết và khoảng 5.100 người bình phục.

Trong thế giới đơn độc, Morandi thấy mình ở "nơi an toàn nhất Trái đất".

"Tôi ổn, tôi không sợ", ông nói qua điện thoại. "Tôi cảm thấy an toàn ở đây. Bản thân hòn đảo đã là lá chắn bảo vệ toàn diện. Không có rủi ro nào. Chẳng ai đến đây, thậm chí tôi còn không thấy chiếc thuyền nào đi qua".

Mối quan tâm chính của Morandi là tình hình của gia đình và bạn bè. Họ sống ở Modena, bắc Italy, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. "Họ đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn", ông nói.

Cuộc sống của Morandi không thay đổi nhiều kể từ khi Covid-19 bùng phát ở Italy, ngoại trừ việc ông phải đợi lâu hơn để nhận được thực phẩm từ đất liền do những hạn chế gắt gao của chính quyền. Điều này cũng có nghĩa là các chuyến thăm đảo của du khách đã chấm dứt. Trong những năm qua, Morandi đã quen với việc chào đón những người này, kết bạn với họ và đôi khi cùng ăn với họ mặc dù không nhiều khách đến đảo Biên phiên dịch và họ không ở lại qua đêm.

Còn lại một mình, Morandi dành cả ngày để chiêm ngưỡng biển, hít thở không khí trong lành, kiếm củi, nấu ăn và đăng lên Instagram.

"Tôi cảm thấy buồn chán, vì vậy tôi giết thời gian bằng cách chụp ảnh bãi biển, động vật hoang dã và phong cảnh, chỉnh sửa ảnh và sau đó chia sẻ trên Instagram và các mạng xã hội khác", ông nói. "Tôi có rất nhiều người theo dõi".

Cảnh tượng ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi

Cảnh tượng ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi

Morandi cho rằng nếu tình trạng phong tỏa còn tiếp tục thì du khách sẽ không đến đảo ít nhất cho đến tháng 7, nhưng viễn cảnh về một mùa hè tĩnh lặng hơn không làm ông lo lắng.

Ông có lời khuyên cho những người đang phải "cách biệt cộng đồng" ở Italy và những nơi khác. Ông nói rằng "không cần phải buồn bã khi ở nhà vài tuần", thay vào đó, đây là cơ hội để suy ngẫm nhiều hơn về bản thân và cuộc sống.

Italy thắt chặt hạn chế di chuyển nhằm kiềm chế lây lan nCoV nhưng hàng chục người Italy đã bị phạt trong vài ngày qua vì rời khỏi nhà với những lý do không khẩn cấp, như đi dạo trong công viên hoặc trên bãi biển.

Morandi cho biết mùa đông tại Địa Trung Hải khắc nghiệt hơn nhiều người nghĩ, khiến ông phải ở yên trong nhà vài tháng. "Mùa đông nào tôi cũng đóng cửa ở nhà, tôi không đi dạo quanh đảo trong vài tháng, nhưng thay vào đó tôi giết thời gian ở hiên nhà. Vậy thì sao mà mọi người không thể ở yên trong nhà hai tuần? Thật vô lý!".

Phương Vũ (Theo CNN )

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup?

Hôm qua 20/3, HLV Park Hang-seo và vợ đã đặt bút ký vào hợp đồng mua một căn hộ tại khu đô thị ngay gần SVĐ Mỹ Đình cũng như trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF). Kể từ khi sang Việt Nam, nhà cầm quân người Hàn Quốc ở tại căn nhà do sắp xếp. Việc mua căn hộ riêng này cho thấy phần nào ý định muốn gắn bó thật lâu dài với bóng đá Việt Nam của thầy Park.

Trước đó vào cuối năm 2019, HLV Park Hang-seo cùng VFF đã công bố hợp đồng mới có thời hạn 3 năm. Mục tiêu trong hợp đồng là bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup, giành vé dự Asian Cup đồng thời lọt vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup? - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo trong ngày công bố hợp đồng mới

Nhưng tầm nhìn của thầy Park không chỉ dừng lại ở đó. Mỗi khi nhắc đến World Cup, ông đều bày tỏ mong muốn những sự đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá trẻ ở Việt Nam. Vị chiến lược gia 62 tuổi kỳ vọng ĐT Việt Nam trong tương lai sẽ coi việc giành suất dự World Cup là một mục tiêu nghiêm túc.

Các nhà chuyên môn cũng đồng tình với HLV Park Hang-seo. World Cup 2022 chưa phải cái đích thực tế cho ĐT Việt Nam. Nhưng tới World Cup 2026, khi giải đấu mở rộng lên 48 đội tham dự, cơ hội sẽ lớn hơn.

Dự kiến, châu Á có thể được dành 8 suất. ĐT Việt Nam từng lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và một năm nay thường nằm trong top 16 đội mạnh nhất châu Á theo BXH FIFA. Nếu giữ Biên phiên dịch được đà tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có quyền mơ đến World Cup.

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup? - Ảnh 2.

HLV Park Hang-seo tại World Cup 2002

Khi còn là trợ lý HLV, thầy Park từng hỗ trợ cho HLV Hiddink tại World Cup 2002 (ĐT Hàn Quốc). Trải qua nhiều thăng trầm, ông vẫn luôn mong có ngày một lần nữa được trở lại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh với tư cách nhà cầm quân.